Vào thời cổ xưa, vào ngày lập xuân hay là trước một ngày lập xuân, nhiều người thường hóa trang thành hình dạng những viên quan xuân hoặc thần xuân, đi khắp phố phường và lớn tiếng hô hoán ” xuân đến rồi, xuân đến rồi”. Báo tin cho hương thân láng giềng biết rằng mùa xuân đã đến. Báo xuân còn một dụng ý khác là đón xuân và thần Câu Long về ( thần Câu Long: trong thời cổ trung Hoa, thần Câu Long hay còn gọi là thần Câu Mang, thần mộc, thần mùa xuân. Vị thần mang sự xanh tươi và sức sống cho đại ngàn thiên nhiên).
Các nghệ nhân dựa vào phong tục cổ truyền này, thêm sức sáng tạo và sự thiết kế cao siêu đã chế tác ra ấm Báo xuân. Nắp, vòi và quai ấm báo xuân đều có hình dạng cành cây, thân ấm hình tròn, trên bầu đáy thon, càng làm cho ấm báo xuân thêm mỹ lệ. Đặc biệt là phần vòi ấm, dưới cong hướng lên, ngạo nghễ tựa cây Tùng, tượng trưng cho sức sống ngoan cường và tinh thần bất khuất bất phục. Đồng thời cũng đại biểu cho mùa xuân sắp đến và sự hồi sinh nảy nở của thiên nhiên.
Tử Sa là nguyên liệu mà chỉ có thể tìm thấy tại Nghi Hưng, bản chất của nó là đất bùn sét có hàm lượng sắt cao, thường nằm kẹp trong những tầng đất sét thông thường khác, nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong sản lượng khoảng 20 ngàn tấn đất sét được khai thác mỗi năm, thì Tử Sa chỉ chiếm khoảng 2% và ngày càng ít đi.
Sự kỳ diệu của hương vị trong ấm tử sa đến từ thành phần khoáng vi lượng. Nó có trong chất đất, và vì bề mặt không tráng men nên nó được giải phóng vào nước trong quá trình pha. Nó bền bỉ vĩnh cửu chứ không mất đi nhanh chóng như tinh dầu hữu cơ của lá trà. Ngày qua ngày, lớp khoáng tính tụ lại sẽ đóng góp vào hương vị của trà, là canxi, magie, sắt, kẽm… Ấm tử sa gia tăng hương vị cho trà bằng cách cung cấp và tích tụ khoáng thích hợp trong mỗi lần pha trà.
Về góc độ chế tác, Tử Sa có nhiều đặc tính quý báu như:
- Tính mịn, dẻo dai, độ ngậm nước cao khiến tính tạo hình cao.
- Tính kết dính: Sau khi đất khô có thể giữ nguyên hình dạng mà không rời hay nứt ra, nên có thể đẽo gọt tỉ mỉ hay gắn thêm chi tiết phụ.
- Phạm vi thiêu kết rộng, chịu nhiệt tốt.
- Độ co ngót thấp hơn so với đồ sứ.
Về góc độ công năng sử dụng, thì sau khi nung, đất tử sa hình thành hệ thống khí khổng, tạo ra đặc tính thấu khí kép mà không ngấm nước đồng thời giúp cách nhiệt. Bên trong thấu khí giúp hương vị trà bảo lưu, bên ngoài tuy không tráng men nhưng càng tiếp xúc với nước trà thì càng bóng bẩy, mịn màng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.