Đại hồng bào, thực tế là chu nê Hoàng Long Sơn. Nhưng do hàm lượng ôxit sắt cao nên da ấm Đại hồng bào ửng đỏ, màu đỏ tự nhiên chứ không phải nhân tạo. Càng tiếp xúc nhiều với nước da ấm sẽ ngày một sẫm và đỏ hơn, đó là sự thú vị của đại hồng bào.
Hiệu ứng thay đổi màu sắc khi biến đổi nhiệt độ của chu nê Đại Hồng Bào rất rõ rệt, màu đỏ của ấm sẽ dần đậm hơn sau khi đổ nước sôi vào, nước càng đầy thì màu càng đậm, cả ấm sẽ đỏ thẫm, đổ nước đi sẽ trở lại màu ban đầu.
Đại hồng bào rất khó chế tác và khó nung.
Thành phần cấu tạo là hydromica, cao lanh nhiều nước, cao lanh và khoáng vật đất sét.
Đại Hồng Bào thuộc loại đất non, hàm lượng SiO2 thấp, tính bùn mạnh, tỷ lệ co ngót khi phơi khô và khi nung khá lớn, thường là 18%. Hàm lượng Al2O3 khá thấp, ảnh hưởng đến nhiệt độ nung, do vậy nhiệt độ nung của chu nê Đại Hồng Bào khá thấp, phạm vi thiêu kết cũng hẹp. Nếu không nắm vững nhiệt độ lúc nung, dễ bị nổ cát và nứt, vì thế tỷ lệ thành phẩm rất thấp, thường chỉ thích hợp làm ấm bé, không hợp làm tác phẩm lớn.
Phạm vi nhiệt độ nung thường là 1130 độ – 1160 độ.
Hàm lượng Fe2O3 trong chu nê Đại Hồng Bào rất cao. Hàm lượng oxit sắt cao, nhiệt độ nung thấp, cùng với tác dụng trợ cháy tăng màu của những chất oxit khác, khiến màu của tác phẩm Đại Hồng Bào rực rỡ hơn màu của những loại chu nê khác, bề mặt cũng bóng bẩy hơn.

Tác giả Viên Ứng Tân, nghệ nhân thực lực phái với phong cách truyền thống vào cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh, sở trường làm ấm thủ công, với đặc điểm sử dụng đất nguyên khoáng Hoàng Long Sơn tinh tuyển. Thời gian đầu ông làm thợ mỏ ở núi Hoàng Long Sơn sau khi mỏ bị đóng cửa ông quay về làm ấm, ông bái Từ Huệ Cầm làm sư phụ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.