Giống như rượu vang hảo hạng, trà phổ nhĩ càng để lâu càng quý và hương vị càng đặc biệt theo thời gian. Phổ nhĩ sống Dị Vũ đại diệp 2002 của TITA đã có gần 20 năm chuyển hóa, nên có giá trị cả về hương vị trà, giá trị sưu tầm cũng như những lợi ích về sức khỏe vô cùng to lớn. Phổ nhĩ sống Dị Vũ thuộc giống trà cổ thụ lá to. Nguyên liệu được lựa chọn kĩ càng, gia công theo phương pháp gia công trà phổ nhĩ truyền thống, màu sắc và hình dạng của bánh trà đẹp, sợi trà dày dặn màu sáng, rõ ràng. Sau 20 năm cất giữ, bảo quản kĩ lưỡng, trà được lên men hoàn hảo, hương vị chuyển biến rõ rệt, hương khói quyến rũ, trà khí mạnh mẽ, uống xong chén trà mà toàn thân nóng bừng, một ví dụ điển hình cho trà phổ nhĩ sống lâu năm.
Trà Phổ nhĩ nói chung vốn có bề dày lịch sử, thuở xưa được sản xuất từ giống trà Shan tuyết cổ thụ, mọc trên các triền núi cao chủ yếu tập trung ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc, bắc Lào, Myanmar, các tỉnh Tây Bắc Việt Nam như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên. Xưa kia, người dân tộc miền núi thuộc vùng này coi cây trà như món quà của tổ tiên mảnh đất này để lại, họ hái lá trà Shan, chế biến thành trà theo kinh nghiệm riêng, sau đó đóng thành bánh, gói trong lá khô và dùng lạc đà, ngựa thồ, lừa mang trà sang tận vùng Trung Á và Tây Nam Á để giao thương.
Con đường buôn bán trà xa xôi ấy đã trở thành huyền thoại với cái tên “Con đường trà mã” tồn tại cùng “Con Đường Tơ Lụa” nổi tiếng của người Trung Hoa cổ đại, thời gian đi trên đường phải đi phải mất hàng tháng trời. Nhưng điều đặc biệt là trà khi được chuyên chở đến nơi bán thì không bị hư hỏng mà lại trở nên ngon hơn, được ưa dùng hơn. Nước trà biến từ màu vàng đậm sang màu nâu, vị trà từ chát sang chát dịu.
Về bản chất, nguyên liệu lấy từ những lá trà cổ thụ nên trà phổ nhĩ mang trong mình những lợi ích mà lá trà có được, nhưng điểm đặc sắc nhất trong trà Phổ Nhĩ là quá trình lên men trà sinh ra những vi sinh vật có lợi cho sức khỏe con người, đây là một nét cống hiến quan trọng cho văn hóa trà đạo của nhân loại. Trong lịch sử đây là thức uống hằng ngày của các vùng Tây Tạng, Tân Cương và các nước Trung Á, bởi trên khí hậu khắc nghiệt hoặc thảo nguyên thì thức ăn rất thiếu chất, người dân vùng này dùng trà Phổ nhĩ uống hằng ngày và bổ sung được nhiều vitamin, khoáng chất, giúp điều hòa khí huyết và giữ được sự cân bằng cho cơ thể, họ thấy khỏe mạnh hơn và từ đó nhu cầu với dòng trà Phổ nhĩ càng trở nên lớn hơn. Trong những năm gần đây nhiều nước Châu Âu đã gia tăng nhập khẩu trà Phổ nhĩ với số lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Những bánh trà Phổ Nhĩ quý hiếm đạt chuẩn luôn luôn được thị trường săn lùng, và vì vậy kiến thức trong việc nghiên cứu và lựa chọn trà là cực kỳ quan trọng. Để uống đươc một chén trà mà cảm nhận được tuổi gốc trà, đặc tính cây trà, số năm tuổi bánh trà, điều kiện bảo quản thực tế cũng cần những kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Trong điều kiện bảo quản kho khô( độ ẩm quanh năm ở 80% đổ lại, một năm bốn mùa rõ ràng, cho trà chuyển hoá tự nhiên, chuyển dần sang phẩm chất “hương lắng đọng của thời gian”), bởi màu nước trà và điều kiện bảo quản liên hệ mật thiết với nhau, có thể tham khảo những màu như sau:
1. Trà mới(1-2 năm): Vàng lục
2. 3 năm: vàng kim
3. 3-5 năm: vàng cam
4. 5-10 năm: cam đỏ
5. 10-15 năm: đỏ lựu
6. 15-30 năm: đỏ ngọc thạch
7. Trên 30 năm: đỏ vang đỏ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.