
Dáng ấm Như Ý (如意壶) trong nghệ thuật tử sa mang ý nghĩa cát tường, tốt lành. “Như Ý” trong tiếng Hán có nghĩa là “vạn sự như ý”, tượng trưng cho may mắn, thuận lợi và viên mãn trong cuộc sống. Dáng ấm này thường xuất hiện trong các dịp đặc biệt như lễ tết, chúc thọ hoặc làm quà biếu, thể hiện mong ước mọi điều đều suôn sẻ, như ý nguyện.

Dáng ấm Như Ý được cho là xuất hiện từ thời nhà Thanh, do Trần Minh Viễn (陈鸣远) sáng tạo.

Lão tử nê nguyên khoáng Hoàng Long sơn
Lão tử nê là loại khoáng tử sa chịu được nhiệt độ cao và bền nên sau khi nung, tác phẩm sẽ có những đặc điểm tương tự như chiếc ấm tử sa cổ thời Minh, Thanh, mang đậm vị xưa cũ nên được gọi là “Lão tử nê”


Với bề ngoài có màu nâu tím hoặc tím đỏ, thô hơn và chứa hàm lượng khoáng sắt cao hơn so với tử nê thông thường. Khi mới sử dụng, Lão tử nê hơi khô và se, nhưng sau khi nuôi sẽ thấy mỡ màng, cổ kính, đoan trang, nhã nhặn, thể hiện được phong vị của tử sa, được nhiều người yêu thích.
Hứa Nhân Đào
Công nghệ mỹ thuật sư – Nghệ nhân thực lực phái
Anh sinh ra ở Nghi Hưng, thủ phủ của tử sa. Ngay từ khi còn nhỏ, Nhân Đào đã thể hiện niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật tử sa.
Năm 2008, anh theo học nghệ nhân công nghệ mỹ thuật Từ Kiến Quân (徐建军), không ngừng rèn luyện và xây dựng nền tảng kỹ thuật vững chắc. Sau đó, anh tiếp tục được Sử Chí Bằng (史志鹏) – bậc thầy nghệ thuật tử sa đương đại – trực tiếp chỉ dạy, giúp nâng cao kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật chế tác ấm tử sa, từ kỹ thuật đến ý nghĩa nội hàm.
Hứa Nhân Đào có góc nhìn độc đáo về điểm, đường, diện trong tạo hình ấm truyền thống. Với lòng đam mê và sự tận tâm đối với nghệ thuật tử sa, các tác phẩm của anh mang nét tạo hình tinh tế, ý tưởng sáng tạo, đa dạng về đề tài và giàu giá trị nghệ thuật. Nhờ phong cách chế tác độc đáo, anh đã xây dựng được một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật riêng biệt, nhận được sự công nhận từ các bậc tiền bối trong giới tử sa và sự yêu thích của giới sưu tầm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.