Giá trị và tầm ảnh hưởng của sứ Nhữ Diêu
Trong số mười bảo vật hàng đầu của Bảo tàng quốc gia Đài Bắc, đứng thứ hai là chậu thủy tiên men xanh ngọc không hoa văn hình bầu dục của Nhữ Diêu. Trong số chín bảo vật hàng đầu của Bảo tàng Hà Nam, bình cổ ngỗng khắc hoa sen Nhữ Diêu được khai quật tại di chỉ lò gốm Thanh Lương Tự, Bảo Phong cũng được chọn. Điều này chứng tỏ giá trị quý giá và vị thế học thuật của gốm sứ Nhữ.
Sứ Nhữ có ảnh hưởng nhất định đến các dòng gốm khác như gốm men xanh của Cao Ly (Hàn Quốc), gốm lò quan Nam Tống, gốm lò Trương Công Cảnh Nhữ Châu và gốm lò Quân, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ men dày tầng lớp, kỹ thuật nung phủ men và kỹ thuật nung hai lần. Tháng 10 năm 2017 là kỷ niệm 30 năm phát hiện khảo cổ di chỉ lò gốm Nhữ tại Thanh Lương Tự, Bảo Phong. Bảo tàng di chỉ lò gốm Nhữ và Bảo tàng gốm Nhữ đã lần lượt hoàn thành và mở cửa cho công chúng. Bảo tàng gốm Nhữ có diện tích xây dựng 5970,74 mét vuông, với chủ đề “gốm Nhữ là đứng đầu” (Nhữ Diêu Vi Khôi), nội dung trưng bày chia thành bốn phần: “Nguồn gốc gốm Nhữ”, “Tiêu biểu gốm men xanh”, “Di tích lò Nhữ”, “Quá trình bảo vệ và phát triển”. Tổng số hiện vật trưng bày tại bảo tàng là hơn 1100, trong đó 893 hiện vật được khai quật từ di chỉ lò gốm Nhữ ở Thanh Lương Tự.
Bài viết dịch của Giáo sư Tôn Tân Dân
Tôn Tân Dân-tốt nghiệp chuyên ngành khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Đại học Trịnh Châu vào tháng 1 năm 1982, và được phân công làm việc tại Viện Khảo cổ học, Sở Văn vật tỉnh Hà Nam cho đến khi nghỉ hưu. Ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng vào tháng 1 năm 1997, và từ tháng 4 năm 1999 đến tháng 5 năm 2013 làm Viện trưởng kiêm Nghiên cứu viên. Ông từng là Ủy viên Thường vụ Hiệp hội Khảo cổ học Trung Quốc và là Giáo sư kiêm nhiệm, Cố vấn nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Trịnh Châu, hiện là Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu gốm cổ Trung Quốc. Ông đã chịu trách nhiệm và chủ trì khai quật hơn 10 dự án khảo cổ lớn, bao gồm Thành phố Đông kinh Bắc Tống ở Khai Phong, Lăng mộ hoàng gia Bắc Tống ở Củng Nghĩa, di chỉ lò gốm Nhữ ở Thanh Lương Tự, Bảo Phong, di chỉ lò gốm ở Đoạn Điếm, Lạc Sơn và di chỉ lò gốm ở Củng Nghĩa. Ông đã viết các báo cáo khảo cổ như: “Lăng mộ hoàng gia Bắc Tống”, “Nhữ Diêu ở Thanh Lương Tự, Bảo Phong”, “Lò gốm Hoàng Nhiêu ở Củng Nghĩa” và chủ biên hơn 10 cuốn sách về gốm sứ. Ông đã công bố hơn 60 báo cáo ngắn về khảo cổ học và các bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành.