Theo dõi chúng tôi trên

Quá trình nung Nhữ Diêu

  • Làm khuôn mẫu:

Là một trong những phương pháp chính của công nghệ tạo tác gốm sứ Nhữ, có thể chia thành khuôn bên trong và khuôn bên ngoài. Khuôn bên trong chủ yếu làm bằng cách quay, thường gặp là mặt trơn. Nung sơ tạo thành, thể đất màu vàng, bề mặt phủ một lớp bột trắng. Chủ yếu có chén, đĩa, bát, khay rửa bút. Khuôn bên ngoài làm thủ công, ghép lại mà thành. Trừ những kiểu phức tạp, tuyệt đại đa số khuôn đều có màu trắng và hồng. Thường thấy nhất là lư hương hoa sen, hộp, rồng, chim, đầu sư tử trang trí. Từ những khuôn khai thác được tại Thanh Lương Tự, Bảo Phong, cho thấy thời nhà Tống có yêu cầu nghiêm ngặt về kích thước của các vật dùng trong cung đình, hầu như đều phải làm trong khuôn mẫu. Nhà Nam Tống nung theo lối của lò Nhữ Bắc Tống, tài liệu lịch sử ghi rằng lò gốm quan của Nam Tống được mô tả là “khuôn làm từ đất nung tinh khiết, cực kỳ tinh xảo”, các vật dụng trong cung đình về mặt công nghệ rất tinh vi, không ngại tốn tiền để chế tạo.

  • Men từ Mã Não

Đồ sứ lò Nhữ có lớp men mỏng (nhưng tầng lớp), màu men sáng và ẩm, có phần trong mờ, có phần trắng đục. Chủ yếu là màu xanh lam, màu rất đa dạng, bao gồm xanh hồng, trắng màu trăng (bạch nguyệt), xanh trứng ngỗng, xanh ngọc và các màu men khác. Đánh giá từ kết quả kiểm nghiệm khoa học, nhiệt độ nung của lò sứ Nhữ không cao, khoảng 1200±20°C, trong thai gốm vẫn còn độ xốp 19,3%, ở trạng thái thiêu kết chưa hoàn toàn. Ghi chép của người thời nhà Tống mô tả rằng lò nung Nhữ “có bột mã não bên trong men” (Nội hữu mã não mạt vy dứu). Thực sự có một mỏ mã não giàu quặng, phong phú, gần địa điểm lò nung Nhữ ở Thanh Lương Tự và các đường hầm khai thác vẫn còn sót lại. Một mảnh quặng mã não lớn và một số mảnh mã não đã được khai quật từ địa tầng thời nhà Tống tại địa điểm lò nung Bảo Phong. Ông Lý Gia Trị trong cuốn “Lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc: Quyển gốm sứ” cho rằng, mã não là một loại khoáng chất SiO2 kết tinh ở trạng thái ẩn tinh, tính chất tương tự như thạch anh. Việc sử dụng mã não làm nguyên liệu để chế tác các đồ dùng trong hoàng thất chắc chắn sẽ thể hiện sự quý giá của sản phẩm lò nung sứ Nhữ.

Đĩa Nhữ diêu nung củi TITA Art phỏng 1:1 theo mẫu đĩa thời Tống
  • Nung chi đinh

Trong các dụng cụ hỗ trợ nung được khai quật tại Thanh Lương Tự ở Bảo Phong, các chân đế và chân lót, vòng lót nung và các loại đế nung khác. Chân đế nung có thể chia thành loại dày và loại mỏng. Loại đế dày có năm chân khả năng chịu nhiệt kém, chân đỡ và mặt đế liên kết không chặt, dễ rơi; chân đế này xuất hiện ở các tầng đất lâu nhất từ thời sáng tạo ra Nhữ Diêu. Loại đế mỏng có kích thước không đồng đều, thường có ba hoặc năm chân, khả năng chịu nhiệt tốt, liên kết giữa mặt đế và chân đỡ tốt, không dễ rơi, có thể tái sử dụng nhiều lần. Vòng lót nung có hai loại: hình tròn và bầu dục. Vòng hình tròn được làm từ chất liệu chịu nhiệt cao, có kích cỡ khác nhau, ngoài góc cạnh trong tròn. Vòng hình bầu dục hiếm thấy hơn, công nghệ tinh xảo, có lẽ là vòng chuyên dụng để nung chậu thủy tiên hình bầu dục.

Đỉnh hương Nhữ diêu TITA Art chế tác phỏng theo mẫu cổ
  • Kiểm soát nhiệt độ lò

Khoảng 20 lò nung thời nhà Tống được phát hiện tập trung phía Tây Bắc khu vực khai quật. Tường lò được xây bằng gạch chịu nhiệt, thường gồm có cửa lò, buồng đốt, sàn lò, vách ngăn và ống khói. Chúng được chia thành hai loại chính. Một loại có 7 lò, diện tích phòng lò lớn, có cấu trúc mặt bằng hình móng ngựa, phía trước tròn, phía sau vuông. Loại còn lại có 13 lò, diện tích phòng lò nhỏ hơn, mặt bằng hình bầu dục, tất cả đều được bố trí liên kết, tức là hai lò một nhóm liền kề, dùng chung một bề mặt làm việc. Theo phân tích địa tầng và các hiện vật khai quật, lò nung hình móng ngựa có niên đại sớm hơn, khoảng giai đoạn đầu lò Nhữ, trong khi lò nung hình bầu dục có niên đại muộn hơn, khoảng thời kỳ hoàn thiện nung Nhữ Diêu cuối thời Bắc Tống.

Lò nung nói trên là loại lò hấp bán hạ nhiệt (lò ngọn lửa bán xuống-bán đảo diệm thức 半倒焰式) điển hình của Bắc Tống. Sau khi vào buồng lò, ngọn lửa đầu tiên bốc lên trên đỉnh lò, nhiệt lượng bị chặn lại và sẽ thiêu đốt phần đáy lò, khói sẽ thoát ra ống khói phía sau. Từ việc không thấy tro than xung quanh lò, và hầm lò thường nông, có thể suy ra rằng nhiên liệu nung gốm Nhữ phải là củi chứ không phải than. Trong đó, các lò nung hình bầu dục có diện tích buồng nhỏ, giúp dễ dàng kiểm soát nhiệt độ trong lò, tường lò được nung kết rất cao. Đồng thời, tại đây còn khai quật được một lượng lớn các dụng cụ thử nghiệm nhiệt độ lò, cho thấy việc nung gốm sứ dùng cho hoàng cung rất coi trọng việc kiểm soát nhiệt độ và lửa trong lò. Các bát nung tại đây cũng khác với những khu vực khác, thường được phủ một lớp bùn chịu nhiệt, có tác dụng trong việc bịt kín các khe hở và kiểm soát nhiệt độ bên trong bát nung.

Xem thêm các sản phẩm Nhữ diêu của TITA Art tại: https://www.tita.art/nghe-thuat-gom-su/nhu-dieu/

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *