(1) Gốm Nhữ Diêu truyền thế: Sau khi Bắc Tống diệt vong, người Kim thống trị Trung Nguyên, thợ gốm di cư xuống phía Nam, khu vực nung gốm bị bỏ hoang. Vì Nhữ Diêu chủ yếu sản xuất đồ gốm dùng trong cung đình Bắc Tống trong thời gian ngắn nên các sản phẩm gốm không nhiều (lưu ý công nghệ nung bằng củi). Vào thời Nam Tống (thời gian rất ngắn sau thời Bắc Tống) đã có nhận xét Nhữ Diêu rằng “rất hiếm” (Cận Vưu Nan Đắc – 近尤难得 đã rất hiếm vì ưu tú độc dị, vật quý lạ). Theo ghi chép trong “Vũ Lâm Cựu Sự” quyển 9 của Chu Mật vào năm Thiệu Hưng thứ 21 (1151), Hoàng đế Cao Tông Triệu Cấu trong chuyến viếng thăm phủ của quận vương Trương Tuấn tại quận Thanh Hà, đã nhận được 16 chiếc gốm Nhữ Diêu từ Trương Tuấn. Điều này cho thấy hoàng thất Nam Tống rất ưa chuộng gốm Nhữ Diêu và loại gốm này đã trở thành vật hiếm ngay vào thời điểm đó. Số lượng gốm Nhữ Diêu lưu giữ trong cung đình nhà Thanh có thể được suy đoán từ hồ sơ Bộ Công nhà Thanh. Chỉ riêng trong năm Ung Chính thứ bảy (1729), đã có 31 chiếc gốm Nhữ Diêu được kiểm kê, chủ yếu là loại bát và đĩa, vượt xa số lượng mà Trương Tuấn tiến cống cho Cao Tông Nam Tống.
Số lượng hiện tồn của các tác phẩm gốm Nhữ Diêu truyền thế là bao nhiêu? Trong quá khứ có nhiều quan điểm khác nhau. Thứ nhất là trong cuốn “Lịch sử gốm sứ Trung Quốc” xuất bản năm 1982 có ghi: “Số lượng lưu truyền đến ngày nay không tới trăm chiếc, là lò gốm ít tác phẩm truyền thế nhất trong các lò gốm nổi tiếng của thời Tống”. Thứ hai là trong cuốn “Phát hiện về Nhữ Diêu” do Bảo tàng Thượng Hải xuất bản năm 1987, kèm theo bảng liệt kê 65 tác phẩm gốm Nhữ Diêu truyền thế. Thứ ba là trong cuốn “Nhữ Diêu Thanh Lương Tự Bảo Phong” do Viện khảo cổ Hà Nam xuất bản năm 2008 liệt kê 74 tác phẩm. Thứ tư là trong cuốn “Tập hợp gốm Nhữ Diêu – Tác phẩm Nhữ Diêu được khai quật và lưu giữ tại Bảo tàng Cố Cung” do Bảo tàng Cố Cung Tử Cấm Thành xuất bản năm 2015, liệt kê 90 tác phẩm.
(2) Quan điểm của Càn Long về gốm Nhữ Diêu
Hoàng đế Càn Long không chỉ thưởng thức gốm sứ và sáng tác thơ, mà còn ra lệnh cho các thợ thủ công của Bộ Công khắc thơ đề của mình lên gốm Nhữ Diêu. Mặc dù Càn Long có khả năng thẩm định gốm sứ rất cao, nhưng ông đã từng nhầm lẫn giữa một chiếc Quân diêu có đốm tím trên nền xanh lam và gốm Nhữ Diêu được làm giả vào thời Ung Chính với gốm Nhữ Diêu thời Bắc Tống. Hiện tại, có tổng cộng 21 tác phẩm gốm Nhữ Diêu được khắc thơ của Hoàng đế Càn Long, trong đó 8 bài thơ từ lò nung Nhữ Diêu cổ và 13 bài thơ từ lò gốm cung đình. Chiếc đĩa rửa bút Nhữ Diêu này hiện đang được lưu giữ tại Hồng Kông, thuộc bộ sưu tập của nhà sưu tập họ Quan. Kèm theo là một bức thư do Trần Nguyên Huy viết vào năm Quang Tự – Bính Ngọ (1906): “Chiếc đĩa Nhữ Diêu mà gia đình tôi sưu tầm được này do ngài Thụy An đã mua tại cửa hàng lưu ly ở Kinh đô. Dưới đáy khắc một bài thơ của Hoàng đế Thanh Cao Tông (Càn Long), nhưng vì sợ họa nên đã thuê thợ xóa đi. Thơ rằng: Triệu Tống thanh diêu kiến Nhữ châu, truyền vấn mã não mạt vị dứu, nhi kim Cảnh Đức vô tư pháp, diệc tự xuất lam bảo sắc phù ( 赵宋青窑建汝州,传闻玛瑙末为釉。而今景德无斯法,亦自出蓝宝色浮。) nghĩa là thời nhà Triệu Tống xuất hiện lò nung sứ xanh từ Nhữ châu, nghe truyền làm men từ mã não, đồ sứ từ Cảnh Đức không làm theo được dù cũng nung màu xanh lam bảo.
Trong tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng” thời Thanh, hồi thứ ba có miêu tả rằng phủ Vinh Hy của nhà họ Giả có một món đồ gốm Nhữ Diêu: “Ngày thường Vương phu nhân không hay ở phòng giữa, chỉ ở ba gian phía đông bên cạnh. Vì thế người hầu già dẫn Đại Ngọc vào cửa buồng bên đông. Trên bục lớn, trông ra cửa sổ, rải một tấm thảm nhung đỏ, giữa đặt gối tựa bằng vóc đại hồng, gối đầu bằng vóc màu thạch thanh và đệm vóc màu vàng đều thêu kim tuyến; hai bên đặt một đôi kỷ nhỏ sơn đen kiểu hoa mai; kỷ bên trái bày một cái đỉnh “Văn chương” hộp đựng hương và thìa đũa; kỷ bên phải bảy một cái bình “Mỹ nhân” bằng sứ Nhữ Châu, cắm hoa tươi…”. Trong bốn gia tộc lớn của Hồng Lâu Mộng, chỉ có gia đình họ Giả sở hữu một món đồ gốm Nhữ Diêu.
(3) Hình dáng của Nhữ Diêu
Từ năm 2000 đến 2002, việc khai quật tại khu vực lò Nhữ Diêu ở Thanh Lương Tự, Bảo Phong đã cho thấy các mảnh sứ nung được chất đống dày tới 20 cm, với hơn 98% là mảnh gốm Nhữ Diêu. Đồ gốm Nhữ Diêu được khai quật có hình dáng, màu men và kỹ thuật tương tự như các tác phẩm truyền thế, có thể nói rằng tất cả các loại đồ gốm Nhữ truyền thế đều có thể tìm thấy ở di chỉ này. Đồng thời, cũng phát hiện được nhiều hình dáng mới, chưa từng thấy trong các tác phẩm còn lưu giữ, bao gồm lư hương, bình hoa mai, bình cổ ngỗng, chậu vuông, bộ hộp, nắp, chân đèn, bát, đĩa, bồn hoa,.. có nhiều hình dạng khác nhau. Trong đó gốm Nhữ Diêu khai quật được, vừa có hình dáng mô phỏng đồ đồng như đỉnh ba chân, đĩa rửa bút 3 chân, bình 4 mặt, bình tròn, vừa có đồ dùng trong cung đình như bồn thủy tiên, lư hương, bình lọ và đĩa rửa bút. Tuy nhiên, phần lớn nhất vẫn là các vật dụng hàng ngày như bát nhỏ, đĩa, chậu, hộp, bộ hộp, chén đỡ.
(4) Trang trí trên Nhữ Diêu
Đặc điểm trang trí của gốm Nhữ Diêu bao gồm: thứ nhất là men màu xanh da trời; thứ hai là cốt màu xám tro hương; thứ ba là nung tráng men hoàn toàn, có các điểm kê nhỏ như hạt mè; thứ tư là các vết rạn như vảy cá hoặc như băng.
Gốm Nhữ Diêu truyền thống rất ít trang trí, ngoại trừ một số chi tiết như gờ nổi trên đĩa hoặc hoa văn dây cung trên thân đỉnh ba chân, hoặc hình đôi cá trên trên đĩa rửa bút hình bầu dục. Khác với những hiện vật được lưu truyền, đồ đào được từ khu khai quật lò gốm Thanh Lương có thêm họa tiết trang trí trên bề mặt. Trong số đó, họa tiết hoa sen là kiểu trang trí phổ biến, chẳng hạn như thành lư hương được chạm hoa sen 3 tầng và đế bằng lá sen.
Bụng bình cổ ngỗng có khắc hình hoa sen
Bụng bình khắc hình sóng, mô tả “gợn sóng”, “dáng nước”… là kiểu mô tả sóng đang chảy
Bình có nắp khắc vịt, trông sống động như thật và được chế tác tinh xảo
Những tác phẩm Nhữ diêu được TITA tiếp nối, chế tác từ đất và men nguyên khoáng mã não quý hiếm tại vùng Nhữ, Hà Nam, thủ đô Tống, theo đúng truyền thống. Mục tiêu của chúng tôi là đạt được màu men Vũ quá thiên thanh vân phá xứ (bầu trời sau cơn mưa, chỗ mây tan), nửa lam, nửa thanh, lại hơi ánh hồng, vẻ đẹp tinh khiết bóng mịn mềm mại như ngọc, đúng những đặc tính của gốm Nhữ.
Xem thêm các sản phẩm Nhữ diêu của TITA Art tại: https://www.tita.art/nghe-thuat-gom-su/nhu-dieu/
Nguồn ảnh:
https://www.sohu.com/a/220931338_775399
https://www.sohu.com/a/705072740_121124649
TITA