Theo dõi chúng tôi trên

Chén Thiên Mục là gì? Tìm hiểu loại chén có nguồn gốc và đặc điểm vô cùng thú vị này, bạn sẽ thấy kiến thức trong văn hóa thưởng trà là vô tận. Cùng TITA Art đi vào khám phá từng chi tiết về cách sử dụng – phân biệt và công dụng của chén Thiên Mục nhé!

1. Giới thiệu về chén Thiên Mục

1.1 Chén Thiên Mục là gì?

Chén Thiên Mục (hay còn gọi là Kiến Trản) là một trà cụ dùng để uống trà. Chén Thiên Mục được tạo với một quy trình khá đặc biệt. Chén được tráng một lớp men có thành phần kim loại và được nung với nhiệt độ từ 1000oC trở lên. Cũng tùy thuộc vào kim loại có trong men và nhiệt độ nung mà mỗi chiếc chén sẽ có họa tiết hoa văn khác nhau.

cách sử dụng chén thiên mục
Hoa văn chén thay đổi theo nhiệt độ nung từ 1000°C trở lên.

1.2 Lịch sử phát triển của chén Thiên Mục

Chén Thiên mục (còn có tên là chén Kiến Trản) có nguồn gốc từ huyện Kiến Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đây là loại chén uống trà được chế tác tại Trung Quốc vào năm trước những năm 960.

Mãi đến năm 1333, chén Thiên Mục mới thực sự được nhiều người biết đến bởi một trong các nhà sư người Nhật Bản đến Trung Quốc và lan rộng. Vị nhà sư này đã đặt tên cho loại chén này dựa vào một ngọn núi ở Phúc Kiến.

tại sao chén thiên mục có nhiều giá như vậy
Chén Thiên Mục có đa dạng hoa văn, màu sắc khác nhau.

Tuy nhiên, theo ghi chép của các nhà sử học và khảo cổ học, chất men Thiên Mục được tìm thấy tại Kamakura (1192 – 1333). Ghi chép này được cho là khá đúng, bởi vì cùng thời điểm này là vào thời nhà Tống (1127-1279) ở Trung Quốc. Cũng theo sách sử ghi lại, lúc này có rất nhiều nhà sư Nhật Bản sang Trung Quốc vừa để học giáo lý Phật pháp vừa để nghiên cứu văn hóa thưởng trà.

Sau khi kết thúc khóa học và trở về nước, các vị sư này đã mang theo chén Kiến Trản về quê hương. Người dân và các con buôn tại Nhật vô cùng ấn tượng về loại chén này. Do cầu tăng nên họ dần mở rộng buôn bán và chén Kiến Trản trở thành một xu hướng của giới thượng lưu.

Trung Quốc được xem là “cái nôi” của những tác phẩm nghệ thuật, trong đó không thể không kể đến những món đồ thủ công mỹ nghệ. Sở dĩ các loại chén của Trung Quốc vô cùng đắt đỏ bởi vì nơi đây có nguồn tài nguyên đất khoáng dồi dào và quý hiếm.

Các chế tác được điêu khắc tinh xảo, chính xác từ màu sắc, chất liệu và hoa văn. Điều này vô tình đã đưa được giá trị của mỗi chiếc chén lên tầm cao mới. Giới thượng lưu ở mọi thời đại từ trước đến nay luôn có những đánh giá cao cho các món đồ này.

2. Các loại men chén Kiến Diêu Thiên Mục

2.1 Chén Thiên Mục truyền thống

Có 2 loại phổ biến nhất là Thố Hào (Lông Thỏ)Du Tích (Giọt Dầu).

  • Chén Du Trích (Giọt Dầu): được làm từ loại men Thiên Mục có đốm loang màu trắng hoặc nâu thường có hình giọt dầu bị bắn, đôi khi có hình vệt sơn chảy dài. Chén có màu nâu đỏ, màu đen bạc hoặc cũng có thể kết hợp với nhiều nguyên tố kim loại khác để cho ra màu sắc khác nhau.
công dụng của chén thiên mục
Chén Du Trích có vết loang dầu bắt mắt.
  • Chén Thố Hào (Lông Thỏ): có nhiều đường gân xen kẽ trên nền đen do nhiệt độ nung củi cao hơn với các loại khác làm các phần tử kim loại vừa nổi lên và kéo thành sợi. Các vệt này do nóng chảy thành đường dài và nổi li ti trên mặt chén, có hình dạng như lông thỏ.
phân biệt chén thiên mục
Chén Kiến Diêu lông thỏ.

2.2 Chén Thiên Mục hiện đại

Loại chén này có sự can thiệp các nguyên tố kim loại vào men nhằm thay đổi phản ứng hóa học trong men. Từ đó sẽ cho ra nhiều hoa văn mới lạ hơn.

  • Chén Hoả Biến: làm từ loại men Thiên Mục có màu nâu đỏ như lửa. Đây là 1 trong những loại men Thiên Mục được ưa chuộng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Sở dĩ, chén từ men Hỏa Biến có màu nâu đỏ là hàm lượng oxit sắt rất cao (12-20%) có trong lớp men làm nên Hoả Biến.
tên hoa văn các loại chén thiên mục
Chén Hoả Biến với màu sắc đặc biệt thu hút. (Ảnh: etsy.com)
  • Chén Trà Diếp Mạt: là loại men Thiên Mục có những chấm nhỏ li ti như cám. Men Trà Diếp Mạt ra đời vào thời nhà Đường (618-907) và các lò gốm ở Hiệp Tây và Hà Nam chế tác. Tuy nhiên loại men này gần 10 thế kỷ đã bị thất truyền và được hồi phục dưới thời vua Ung Chính (cha của Càn Long) của nhà Thanh (1644-1912).
men thiên mục
Chén Thiên Mục Diếp Mạt.
  • Chén Mộc Diếp: là men Thiên Mục có hình chiếc lá trong lòng chén. Những loại men Thiên Mục khác thường có các đường nét hay hình thù đặc biệt do có  thành phần kim loại trong men. Còn chén Mộc Diếp sẽ có hình chiếc lá bởi vì khi tráng men người chế tác gốm sẽ cho một chiếc lá vào.
chén kiến trản
Chén Mộc Diếp. (Ảnh: ceramicdesign.org)

2.3 Các loại chén Thiên Mục khác

Ngoài các loại chén thiên mục phổ biến trên, dưới đây là 2 loại chén thiên mục khác:

chén thiên mục tenmoku
Chén men Kaki màu cà chua. (Ảnh: ceramicdesign.org)
chén trà thiên mục
Chén Tiễn Chỉ Lâu Hoa. (Ảnh: jwtruenorth.blogspot.com)

Chén Kiến diêu thiên mục là dòng chén trà nung củi trên 1300oC. Là dòng chén phù hợp để pha tất cả loại trà từ trà đen tới phổ nhĩ. Chén Kiến diêu tại TITA Art mang giá trị về tinh thần cao, góp phần thể hiện được nét đẹp của từng loại trà qua hương vị.

Mỗi chiếc Chén Kiến diêu thiên mục ở TITA đều là độc nhất vì chúng tôi luôn tiên phong trong việc đưa chất lượng lên làm đầu. Một phần vì tất cả chén đều được nung củi nên sẽ có những đặc tính mà chén nung bằng điện không có được.

3. Những tiêu chí chọn mua chén Kiến diêu Thiên Mục

Hiện nay, số lượng chén Thiên Mục có nguồn gốc từ Trung Quốc còn rất ít. Nhưng nhu cầu sử dụng và sưu tầm vẫn được nhiều người săn đón. Vì thế, việc chén Thiên Mục kém chất lượng do làm từ men thường đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn mua chén Kiến diêu thiên mục:

  • Về tạo hình: phải thể hiện được sự thanh thoát đường nét tinh tế trong những dáng cơ bản
  • Về vẻ đẹp bề mặt: trong, sâu, ấm, ngậy, nhiều tầng lớp,
  • Về hiệu ứng: giọt dầu, lông thỏ, tạp sắc, thị hồng. Trong mỗi dòng lại có phân loại chi tiết hơn về các sắc độ, chiều sâu, tỉ lệ phân bố, mức độ hoàn hảo…
  • Khi mua chén, người mua cần chú ý đến độ dày mỏng của chén, màu sắc của chén cổ sẽ ít bắt mắt hơn những hoa văn độc nhất và đầy tính thẩm mỹ cổ xưa. Với những chén hiện đại, do đã có sự thêm thắt của con người nên có phần mới mẻ và hào nhoáng hơn.
  • Hoa văn trên chén biểu thị sự đặc trưng qua quá trình nung và tráng men. Nếu nơi bạn chọn mua có nhiều hoa văn na ná nhau, có thể đo không được làm từ men Thiên Mục mà chỉ là men thường.
  • Quan trọng nhất, hãy cân nhắc các đơn vị phân phối các loại ấm chén Thiên Mục. Từng loại chén sẽ có mức giá khác nhau nên hãy xem xét kỹ các đánh giá cũ.
gốm thiên mục
Chén Kiến Diêu tại TITA Art.

4. Địa chỉ uy tín để mua chén Kiến diêu Thiên Mục

Là loại chén đặc biệt nên hiện nay xuất hiện rất nhiều nơi bán chén Thiên Mục kém chất lượng. Vì thế, để quá trình thưởng trà được trọn vẹn hơn thì khách hàng có thể an tâm đặt niềm tin tại TITA Art.

TITA Art tự tin địa chỉ uy tín trên thị trường để khách hàng có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm, dụng cụ thưởng trà đạt chất lượng tốt nhất. Và trong danh mục hàng không thể không kể đến chén Thiên Mục.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chén Thiên Mục cũng như quá trình mua hàng được nhanh chóng hơn, khách hàng có thể liên hệ với TITA Art qua:

  • Chi nhánh Mộ Lao: BT2 dãy 16A8 Làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Chi nhánh Trấn Vũ: 164a Phố Trấn Vũ, phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 0964 989 664

Chắc hẳn với những thông tin trong bài viết cũng phần nào giúp các bạn giải thích được chén Thiên Mục là gì? Với những hướng dẫn về cách dùng chén Thiên Mục, công dụng của chén Thiên Mục… TITA Art luôn hy vọng bạn sẽ sớm sở hữu những chiếc chén vừa ý nhất.

Tham khảo:

“Jian Temmoku bowls (Jian Zhan)”. Koh-antique.com. Koh, N K. Retrieved 26 August 2018.

“Tea Drinking and Ceramic Tea Bowls – China Heritage Quarterly”. Chinaheritagequarterly.org. Retrieved 26 August.

“Japanese Pottery – Artist Profile Kamada Koji”. E-yakimono.net. Retrieved 26 August 2018.

“TENMOKU Menu – EY Net Japanese Pottery Primer”. E-yakimono.net. Retrieved 26 August 2018.

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *