
Xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại nhà Minh (1368-1644) với chức năng đơn giản như một cái bát/chén có nắp đậy để giữ nhiệt, có thể dùng cho cả nước canh, chè hay cháo. Hình thức Chén khải dần được chau chuốt hơn, với những công năng dễ thấy, không lạ gì khi Chén khải dần được ưa chuộng trên khắp thế giới bởi những người sành trà nhất.
Tổ trà khí bằng sứ nung củi men tro lò tự nhiên (không hộp bảo vệ). Đây là loại hình nghệ thuật nung được Nhật bản đưa tới đỉnh cao, lớp men hình thành do lớp tro lò (củi) được nung chảy và bám trên bề mặt tác phẩm, hình thành vô số trạng thái kết tinh khác nhau, đồng thời các trạng thái hoả biến khi tiếp xúc trực tiếp với lửa giúp mỗi tác phẩm đều có vẻ đẹp vô cùng hấp dẫn và không bao giờ lặp lại (ngược lại độ thành phẩm luôn là rất thấp)

Chén khải thể hiện sự hài hòa giữa công năng và thẩm mỹ, phản ánh tư tưởng Đạo giáo và Phật giáo – đơn giản nhưng sâu sắc. Ba phần (nắp, chén, đĩa) tượng trưng cho “trời, người, đất”, mang ý nghĩa vũ trụ trong văn hóa Á Đông.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.