Mẫu quan âm kinh điển của bạch sứ Đức Hoá đã được tái hiện bằng lò củi TITA với nước men óng ngậy đặc trưng.
Quan Âm,nguyên là Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”) là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm, Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm.
Sự quyến rũ của sứ nung củi là bề mặt óng dịu chứ không bóng loáng, sâu thẳm trong sự tối giản,
Mỗi tác phẩm là một thực thể sống, có sinh mệnh riêng, và luôn độc bản.
Được nung củi ở trong nền nhiệt lên đến 1300 độ C đạt đến độ kết tinh tuyệt đối.
Lửa giúp ngũ hành được hoà quyện một cách trọn vẹn trong một tác phẩm sứ nung củi.
Kim (khoáng chất) Mộc (củi) Thuỷ (nước men) Thổ (sương thai). và Hoả.
Pho tượng Quan âm cao 12cm này ngoài chất men ngà quyến rũ, bàn tay và gương mặt của mới là sự độc đáo mang lại cho ta sự tĩnh tại trong những tôn tượng này. Trong giới sưu tập tượng có câu bàn tay là gương mặt thứ hai của pho tượng thể hiện sự quan trong qua đôi bàn tay.
Trong lịch sử tất cả các bức tượng đều không căn cứ vào thực tế mà chỉ là sự giao thoa của tâm hồn tín ngưỡng của người nghệ nhân và được thể hiện ra thành tác phẩm. Vì vậy tượng ở Tây tạng khác tượng ở Việt Nam, tượng ở Nhật khác tượng Trung Hoa, trong một quốc gia lại có sự phân hoá nữa. Tất cả đều vô cùng phong phú và thú vị, để giúp ta tìm về sự tĩnh tại chứ không phải cho ta rào cản của một bức tường. Trong nghệ thuật cũng như tín ngưỡng đều không có ranh giới quốc gia.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.