Đỉnh được chế tác từ men mã não nguyên khoáng Nhữ diêu


Kỹ thuật nung tuyệt hảo của đồ Nhữ có thể nói đã tác động sâu sắc đến ngành sứ của các thế hệ sau, đại diện cho trình độ nung men ngọc cao nhất trong lịch sử. Màu men xám xanh lam hoặc xanh thiên thanh, có màu đục hoặc mờ đục không xuyên thấu (opaque), có ánh tím nhẹ của hoa oải hương hoặc ánh đỏ hồng nhẹ. Chất men như mưa vừa dứt và mây từ từ tan ra trên trời, có ánh ửng hồng xuyên qua, tạo nên vẻ đẹp tinh tế và phức tạp. Dòng men ngọc này biến thiên theo màu sắc của ánh sáng nơi nó được đặt, điều này có thể lý giải do sự kết hợp của lớp men ngọc mã não và cốt màu tro hương của địa chất vùng Hà Nam. Sự giao thoa này tạo nên những tác phẩm gốm sứ độc đáo, tinh xảo và quý giá, được coi là báu vật của thời đại Tống.

Màu men xanh huyền bí, hình dáng đơn giản và trang nhã, kết cấu ngọc bích như băng và khả năng nung khéo léo của sứ Nhữ không chỉ là dấu ấn của một triều đại mà còn là đỉnh cao về thẩm mỹ, là biểu tượng văn hóa độc đáo, không chỉ đẹp về hình thức mà còn sâu sắc về ý nghĩa, chạm đến tâm hồn của những người yêu nghệ thuật và văn hóa.

Nung chi đinh
Trong các dụng cụ hỗ trợ nung được khai quật tại Thanh Lương Tự ở Bảo Phong, các chân đế và chân lót, vòng lót nung và các loại đế nung khác. Chân đế nung có thể chia thành loại dày và loại mỏng. Loại đế dày có năm chân khả năng chịu nhiệt kém, chân đỡ và mặt đế liên kết không chặt, dễ rơi; chân đế này xuất hiện ở các tầng đất lâu nhất từ thời sáng tạo ra Nhữ Diêu.
Loại đế mỏng có kích thước không đồng đều, thường có ba hoặc năm chân, khả năng chịu nhiệt tốt, liên kết giữa mặt đế và chân đỡ tốt, không dễ rơi, có thể tái sử dụng nhiều lần. Vòng lót nung có hai loại: hình tròn và bầu dục. Vòng hình tròn được làm từ chất liệu chịu nhiệt cao, có kích cỡ khác nhau, ngoài góc cạnh trong tròn. Vòng hình bầu dục hiếm thấy hơn, công nghệ tinh xảo, có lẽ là vòng chuyên dụng để nung chậu thủy tiên hình bầu dục.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.