Song song với những chiếc trản kiến diêu cổ xuất hiện ngày càng nhiều trên các sàn đấu giá nhiều năm trở lại đây với mức giá giao động từ vài ngàn usd tới chục triệu usd (tuỳ phẩm cấp), thị trường sưu tập chén Kiến diêu nung củi cũng dần hình thành. Sự hình thành của chén Kiến diêu nung củi là sự bổ khuyết quan trọng cho các nhà sưu tập chưa có điều kiện sưu tập trản cổ thời Tống (vì giá quá cao), hoặc bị thị trường làm chén giả cổ (nung điện xong ngâm axit bùn để làm giảm độ bóng) làm cho nhiễu loạn những người yêu chén cổ nhưng thiếu kiến thức, mà cũng không thích thẩm Mỹ của những chén Kiến diêu được nung điện với vô vàn sắc độ lung linh nhưng lại thiếu thẩm Mỹ hàm xúc cổ xưa.

TITA luôn hướng tới sự hoàn hảo tự nhiên nhất, các đường chảy mềm mại mà mạnh mẽ với nước men óng mật của lò nung củi, vô cùng tự nhiên.
Tự nhiên, hay nhiều người gọi là có hồn, luôn là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt một tác phẩm giá trị, từ dáng, nước men tới dòng chảy vân.
Tinh hoa văn hoá Kiến diêu này được Nhật Bản được gọi là thiên mục (Temmoku), được bảo tồn trong những viện bảo tàng và lưu truyền tới nay, và hiện tại lại được giới trà thế giới quay lại tìm kiếm, và những chiếc trản cổ luôn tăng giá đều đều trên các sàn đấu giá.






Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.