Theo dõi chúng tôi trên

Một triển lãm Online tại TITA Art để giới thiệu chất Wabisabi trong những tác phẩm gốm men tro. Gốm men tro mang trọn những đặc tính của Wabisabi, là một tạo tác của thiên – địa – nhân, vừa có sự kết tinh của kim mộc thủy hỏa thổ, lại mang trọn vẻ đẹp mộc mạc, tàn khuyết, vô thường mà cảm xúc tới gai người của Wabisabi.

Wabi nghĩa đen là xa cách bụi trần, cô tịch, thoát tục. Sabi nghĩa đen là lạnh lẽo, xơ xác. Wabisabi miêu tả một vẻ đẹp khoảnh khắc, tàn khuyết không hoa lệ, trí tuệ mà không phô trương, sâu sắc, buông xả, vô thường. Wabisabi là một phạm trù không thể định nghĩa, chỉ có thể thông qua cảm nhận.

Gốm men tro thực tế là loại gốm không quét men, mà lớp men được hình thành do tro củi tầng tầng lớp lớp bám trên bề mặt tác phẩm khi tới trên 1300 độ thì sẽ chảy ra thành các dòng men kết tinh lung linh trên bề mặt. Để nung được một tác phẩm gốm men tro, ngoài công đoạn tạo hình thủ công của người nghệ nhân, công đoạn nung lò cũng quyết định tới sự thành công của tác phẩm, từ cách bố trí trận thế lửa, kiểm soát nhiệt độ, kiểm soát không khí, kiểm soát thời gian… sau cùng tất cả còn là may mắn bởi thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng trực tiếp tới thành quả của lò.
Bình gốm men tro trong không gian TITA Art
Vì vậy ngay cả Người nghệ nhân cũng chẳng thể biết trước được kết quả trước mỗi lò nung như thế nào, và ở đây ta học được sự khiêm nhường, chúng ta muốn tạo ra được những kết tinh của thiên – địa- nhân, chứ không phải con người chiến thắng thiên nhiên, bởi chỉ có sự giao thoa hoàn hảo một cách ngẫu nhiên giữa ngũ hành: kim (khoáng chất), mộc (củi), thuỷ (tro nung chảy), hoả (lửa củi), thổ (cốt đất) mới mang lại những tác phẩm kỳ diệu nhất, và cũng đầy rủi ro.
Tượng quan âm nung củi và bình hoa men tro TITA Art
Hũ đựng trà men tro TITA Art

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *