Câu nói “Phong cảnh hai bờ sông Nhữ kéo dài trăm dặm, đâu đâu cũng thấy lửa lò rực sáng trời” chính là để miêu tả cảnh tượng các lò nung của lò gốm Nhữ tại khu vực Nhữ Châu vào thời kỳ nhà Tống. Hơn 900 năm trước, hoàng đế Tống Huy Tông tỉnh giấc sau một giấc mơ và nhìn thấy trời quang mây tạnh sau cơn mưa, ánh lên một màu xanh nhạt nơi chân trời. Ngài liền ban chiếu chỉ cho việc chế tác đồ gốm: “Màu sắc này giống như nơi mây tan sau mưa, hãy chế tác loại men có màu sắc như vậy”. Đó là thánh chỉ mà Tống Huy Tông đã phê cho đại thần nội vụ khi được hỏi nên sử dụng loại gốm sứ nào, đồng thời cũng là yêu cầu đối với màu sắc của gốm sứ sắp được chế tác.
Cuối cùng, các nghệ nhân Nhữ Châu với kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình đã thêm đá mã não vào men kết hợp với cốt thai xám tro đặc trưng của Nhữ Châu và nung thành công màu men “bầu trời xanh sau cơn mưa chỗ tan” của gốm Nhữ. Kể từ đó, hoàng cung nhà Tống đã tự mình giám sát quá trình sản xuất và xem gốm sứ Nhữ như đồ cống phẩm đặc biệt chỉ dành riêng cho hoàng đế và hoàng gia sử dụng.
Ngày này, những tác phẩm Nhữ diêu được TITA tiếp nối, chế tác từ đất và men nguyên khoáng mã não quý hiếm tại vùng Nhữ, Hà Nam, thủ đô Tống, theo đúng truyền thống. Mục tiêu của chúng tôi là đạt được màu men Vũ quá thiên thanh vân phá xứ (bầu trời sau cơn mưa, chỗ mây tan), nửa lam, nửa thanh, lại hơi ánh hồng, vẻ đẹp tinh khiết bóng mịn mềm mại như ngọc, đúng những đặc tính của gốm Nhữ đã từng quyến rũ bao nhiêu người yêu nghệ thuật gốm sứ.
Xem thêm các sản phẩm Nhữ diêu của TITA Art tại: https://www.tita.art/nghe-thuat-gom-su/nhu-dieu/