Theo dõi chúng tôi trên

Ở Việt Nam, thói quen uống trà đã có từ lâu, việc mời trà khi có khách đến nhà là một nét văn hoá truyền thống. Nhưng với nhiều người, việc uống trà đôi khi gây ra sự phiền toái, đó là mất ngủ.
Điều này liên quan trực tiếp đến hàm lượng caffeine có trong trà. Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong lá trà, cà phê và cacao, chúng hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Có một điều thú vị là hàm lượng caffeine có trong lá trà cao hơn so với hàm lượng caffein có trong hạt cà phê, nhưng khi được pha thì cà phê lại có tác động đến thần kinh mạnh hơn là trà. Do đó, hàm lượng caffeine có trong chén trà ta uống bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố:

  • Giống trà: Camellia sinensis var. assamica thường có hàm lượng caffeine cao hơn Camellia sinensis var. sinensis.
  • Nguyên liệu thu hái: Phần búp và lá non sẽ có hàm lượng caffeine cao hơn trong lá già.
  • Mùa vụ thu hoạch Điều kiện chăm sóc cũng ảnh hưởng tới hàm lượng caffeine trong lá trà
  • Quy trình chế biến: Thường thì trà oolong sẽ có hàm lượng caffein thấp hơn trong trà xanh, phổ nhĩ sống hay trà đen. 
  • Nhiệt độ nước pha: Nhiệt độ cao hơn sẽ đẩy caffein trong lá trà ra nhanh hơn.
  • Thời gian pha: Thời gian pha lâu cũng làm lượng caffein trong lá trà tan ra nước trà nhiều hơn.

Ngoài ra thì khả năng dung nạp caffein của mỗi người cũng ảnh hưởng đến khả năng tác động của caffein lên thần kinh từng cá nhân. Càng về chiều tối thì khả năng dung nap caffein cũng thấp hơn là sáng sớm.

Vì vậy, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà chúng ta có thể chọn loại trà, điều chỉnh cách pha để giảm khả năng mất ngủ xuống mức thấp nhất. 

Tìm hiểu thêm về các dòng trà của chúng tôi tại: https://www.tita.art/tra/

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *