Theo dõi chúng tôi trên

Bọt trà là một hiện tượng thường thấy khi rót trà ra chén từ trên cao, đặc biệt là trong những tuần trà đầu. Một số người thường nghĩ lớp bọt này được sinh ra do sự tăng nhiệt độ giống như lúc chúng ta nấu ăn. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy và bọt trà cũng không ảnh hưởng đến chất lượng hay mùi hương của trà trong chén. Vậy tại sao pha trà có bọt và lớp bọt này được tạo ra từ đâu?

1. Bọt trà xuất hiện do chất Saponin trong trà

Bọt trà thực tế là là do sự tồn tại của một chất gọi là trà Saponin trong trà.

Bọt trà thực chất là Saponin trong trà (Sưu tầm)

Saponin là một hợp chất glycoside tự nhiên thường có trong nhiều loại thực vật khác nhau. Nhất là những cây thuộc họ đậu như đậu nành, đậu Hà Lan hay đậu lăng. Ngoài những cây họ đậu thì saponin còn có mặt ở giá đỗ, hành tây, tỏi tây, măng tây, củ cải đường, hạt diêm mạch hay rượu vang đỏ. Trà cũng là một trong những loại cây có chứa thành phần này.

Cái tên saponin đến từ Saponaria, đây là tên khoa học của cây xà phòng. Lý do cho cái tên này là vì saponin là một thành phần tạo bọt tự nhiên. Và thành phần này hay có mặt trong trà, nhất là trà xanh Nhật Bản.

2.  Thành phần Saponin cao tạo ra lớp bọt khi pha matcha

Một số loại trà xanh của Nhật Bản có hàm lượng Saponin cao, chẳng hạn như matcha (hay mạt trà), lá chè chứa khoảng 0,1% saponin. Chính thành phần Saponin trong trà là nguyên nhân tạo nên lớp bọt khí đẹp mắt khi pha matcha. Đối với những người sành trà, một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng và hương vị của matcha chính là khả năng tạo bọt dày.

Ngoài matcha thì Nhật Bản còn có một loại trà khác sở hữu hàm lượng saponin cao, đó là funmatsucha. Đây cũng là loại trà xanh dạng bột giống như matcha, nhưng khi thu hoạch không có công đoạn che nắng vài tuần trước khi hái. Hương vị của Funmatsucha có phần đượm hơn matcha nguyên nhất.

Nếu không phải người thật sự sành trà, bạn sẽ rất khó phân biệt được 2 loại trà này với nhau. Thực tế, đa số các loại trà matcha trên thị trường Việt Nam hiện nay đều là funmatsucha chứ không phải matcha đúng nghĩa.

3. Công dụng của Saponin trong trà

Người Nhật có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến công dụng Saponin. Trong đó có 3 công dụng chính của Saponin được phát hiện:

  • Saponin có tác dụng chống rò rỉ và chống viêm tốt, được sử dụng để điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não, giảm đờm và ho.
  • Saponin không chỉ là một chất hoạt động bề mặt tốt mà còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt là đối với vi khuẩn gây bệnh cho da.
  • Saponin cũng có chức năng kép chống lại việc làm rỗng dạ dày và thúc đẩy hoạt động của dạ dày, và có tác dụng kỳ diệu trong việc phục hồi chức năng đường tiêu hóa.
Công dụng của Saponin trong trà (Sưu tầm)
Công dụng của Saponin trong trà (Sưu tầm)

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng bọt của trà không phải là một chất có hại, và nó sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến màu sắc, mùi thơm và hương vị của TRÀ. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về trà hay chất saponin trong trà, đừng quên để lại bình luận phía dưới để Tita Art có thể giải đáp kịp thời.

Xem thêm về các loại trà của chúng tôi tại: https://tita.art/tra/

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *