Theo dõi chúng tôi trên
Đâu là tiêu chí cho giá trị sưu tập của Kiến diêu nung củi, nếu nói đơn giản nhất là mang trọn chất Tống, của thẩm mỹ 900 năm trước, vậy ta hãy so sánh với chén cổ để cảm nhận.
⭐Về tạo hình: các sự thanh thoát và nắm bắt đường nét tinh tế trong những dáng cơ bản
⭐Về vẻ đẹp bề mặt: trong, sâu, ấm, ngậy, nhiều tầng lớp, chuyển tiếp tự nhiên giữa các lớp mà chỉ có hoàn nguyên trong lò củi mới có được.
⭐️Về hiệu ứng: giọt dầu, lông thỏ, tạp sắc, thị hồng. Trong mỗi dòng lại có phân loại chi tiết hơn về các sắc độ, chiều sâu, tỉ lệ phân bố, mức độ hoàn hảo…
⭐Lông thỏ là thẩm mỹ chính của Kiến diêu thời Tống, những dòng chảy mạnh mẽ, thẳng tắp cùng các sắc độ ánh Kim, ánh bạc, ánh lam, ánh thanh… từng là vật phẩm địa vị cao nhất trên bàn trà đạo, mỗi dòng lông thỏ lại có quy tắc địa vị riêng.
⭐Còn giọt dầu (du trích) nung củi là sự phân bố và kéo giãn các giọt dầu men trên bề mặt theo cả 2 chiều, sự phong phú của các giọt dầu tròn hoặc dài, hay sự bí ẩn trong các sắc màu khác của du trích như màu bạc, đỏ, kim, lam… để nung đạt du trích trong lò củi đòi hỏi nhiệt độ và độ hoàn nguyên đều phải cực cao và điều này vô cùng khó trong lò củi. Đây tuy không phải là thẩm mỹ chính thời Tống nhưng lại là sự đột biến hiếm có, trong hàng triệu chén cổ được nung thời Tống thì số lượng giọt dầu đẹp còn tồn thế cũng chỉ có khoảng 100 chiếc, vì vậy ngoài nhiều chiếc được sưu tập trong các bảo tàng lớn, thì nếu được đấu giá thường lên tới cả chục triệu USD…
Ảnh chén Kiến diêu nung củi TITA Art so sánh với chén cổ
Ảnh chén Kiến diêu nung củi TITA Art so sánh với chén cổ
Ảnh chén Kiến diêu nung củi TITA Art so sánh với chén cổ
Ảnh chén Kiến diêu nung củi TITA Art so sánh với chén cổ
Ảnh chén Kiến diêu nung củi TITA Art so sánh với chén cổ
Ảnh chén Kiến diêu nung củi TITA Art so sánh với chén cổ
Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *