Theo dõi chúng tôi trên

Hồn cốt chính là cái gốc cho mọi vẻ đẹp cũng như giá trị. Với một con người đó là khung xương, dáng người, tinh thần, sau đó mới là nền tảng cho vẻ đẹp cơ bắp, đường cong, vẻ đẹp da

Với một tác phẩm nội thất, đó là chất gỗ, kết cấu mộng, sau đó mới là họa tiết đục, sau cùng là nước da hoàn thiện…

Với một tác phẩm gốm sứ, đó là thiết thai, là hình dáng, là nước men…

Đối với kiến trản mà nói, ngoài lớp men đặc trưng của vùng Kiến Dương với hàm lượng khoáng tinh khiết cao đã tạo ra vô số hiệu ứng đặc biệt nổi tiếng suốt ngàn năm nay ra thì cốt/thai để định hình dáng chén cũng quan trọng không kém. Để dù trải qua ngàn năm sương gió, những tác phẩm còn lại vẫn tinh tế, trường tồn mang đậm khí chất độc nhất vô nhị của thời Tống. 

Có 4 dáng kiến trản kinh điển hiện nay vẫn được đấu giá đến hàng triệu USD trên sàn đấu giá thế giới:

  1. Thúc khẩu
  2. Phiết khẩu
  3. Liễm khẩu
  4. Xưởng khẩu

  1. Thúc khẩu

Kiến diêu thời Tống có hình dạng trang nhã mà đa sắc. Trong đó Thúc khẩu được xem là một trong những chén kiến diêu độc đáo nhất mà lò nung kiến Dương tạo ra.

Chén có 1 vòng tròn dưới thành chén (cách khoảng 1cm) – mục đích ban đầu để căn mực nước trong chén.

Thứ 2 là để giữ chén khi đánh trà (vào thời Đường, Tống trà sẽ được nghiền thành bột và dùng chổi để đánh).

Thứ 3 là thành chén mỏng sẽ giúp cảm nhận trà tốt hơn khi uống. 

Trản kiến diêu thời Tống năm 2016 được đấu giá lên tới 11,701,000 bảng Anh
4 trản kiến diêu hiện đang lưu giữ tại bảo tàng quốc gia Nhật
Chiếc trản thố hào ánh bạc Nam Tống
Chiếc trản thố hào ánh bạc Nam Tống
Trản thố hào Nam Tống
  1. Phiết khẩu

Thường dùng để chia trà = trà sau khi đánh sẽ được dùng muỗng rồi chia ra các trản nhỏ hơn – bởi vậy Phiết khẩu cổ thường rất lớn (15cm)

Tuy nhiên, cũng chính vì dáng trản lớn và độ cong miệng như vậy nên trản Phiết khẩu thường bị biến dạng, nứt vỡ trong quá trình nung, bởi thế nên số lượng trản dáng phiết khẩu còn lại đến nay là vô cùng ít.

Trong phiên đấu giá 12/06/2003, giá của chiếc trản này là 285,600 bảng Anh

 

Trản giọt dầu Nam Tống

 

Bảo tàng nghệ thuật Goto Nhật Bản sưu tập
  1. Liễm khẩu

Liễm khẩu, có ý nghĩa như “thu lại”, “rút lại” thường được dùng làm “cốc bát nhã”,  “cốc thiền”, hay làm chén nhỏ, hình dáng đầy đặn, tròn trịa. 

 

  1. Xưởng khẩu

Hình dáng như chiếc nón úp ngược (thời nay hay gọi là chén dáng nón)

Đây là dáng chén phổ biến nhất thời Tống, đường nét đơn giản mà cân đối đồng thời cũng thể hiện rõ khí chất phóng khoáng mà mềm mại đặc trưng của thời Tống.

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *