Theo dõi chúng tôi trên

Nung củi là một nghệ thuật tinh tế được thực hiện bởi ý nghĩ và sự tâm huyết của người nghệ nhân làm ra nó, mỗi tác phẩm đều có vẻ đẹp không ngờ và độc đáo, đấy là lý do vì sao có nhiều người yêu thích đồ gốm sứ nung củi.

Vẻ ngoài đơn giản, mộc mạc mang đến cảm giác tự nhiên, ở trên bề mặt và dưới đáy của mỗi tác phẩm đều có lớp tro tàn bám lại, vì nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí và nhựa bên trong của gỗ thông là khác nhau.

Lửa bên trong lò và sự cháy của gỗ thông với nhiệt độ cao hàng nghìn độ  được nung trong 4 ngày 4 đêm, đã tạo thành tro và men tự nhiên. Những lớp men chảy tự nhiên được hình thành do ngọn lửa táp vào trong quá trình nung, cũng vì như vậy đã tạo nên vẽ đẹp khó cưỡng và tự nhiên của tác phẩm.

Quá trình nung

  • Nhào đất

Có rất nhiều loại đất có thể dùng để nung, và người thợ chế tạo gốm sẽ tự chế theo nhiệt độ chịu nhiệt của đất, đặc tính của lò và loại củi muốn nung.

  • Tạo phôi

Điều đầu tiên bạn nhìn vào một tác phẩm là xem hình dáng của nó, cho nên việc chế tạo phôi là cơ bản. Mọi người đều biết rằng các loại phôi thuần túy làm bằng tay và máy móc, có một số người chỉ mua phôi trực tiếp trong lò, vì bản thân họ không biết cách làm phôi.

Quy trình vuốt nặn thủ công chén Kiến diêu TITA Art
  • Chỉnh sửa phôi

Chỉ sửa phần chân (đáy chén, đấy ấm), đường đi của dao phải thật thoải mái, không cần quá chính xác, các thành bên trong và ngoài phải giữ nguyên các vết vẽ tay ban đầu. Chỉ sản xuất theo kiểu như này mới có thể bảo đảm độc nhất vô nhị, để cho các tác phẩm biểu lộ giá trị nghệ thuật một cách tự nhiên.

  • Xếp vào lò

Xếp vào lò chính là xếp các phôi vào bên trong lò nung, cảm thấy rất đơn giản! Thực tế phải cần rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm để xếp làm sao để đường đi của ngọn lửa có thể bám lên bề mặt của sản phẩm. Mặc dù con người không thể kiểm soát được ngọn lửa nhưng chúng ta có thể sắp xếp, lựa chọn các vị trí bên trong lò, các cây đinh được tạo ra hỗ trợ ngăn cách, có thể tạo thành rất nhiều hiệu ứng kết tinh thú vị. Hiện nay có rất nhiều người bắt chước cách nung củi mà bạn chỉ cần xác định được hướng đi của ngọn lửa và mặt sau, việc bắt chước như vậy có thể theo ý muốn nhưng không được tự nhiên.

  • Lò nung
Lò củi TITA Art

Thông thường trước khi nung sẽ dâng lễ vật lên thần lò trước. Thời gian nung thông thường không dưới 3 ngày, có thể 5-7 ngày. Nhiệt độ bên trong lò trên 1300 độ, được gọi nung nhiệt cao. Nhiều loại trên thị trường đều là nung với nhiệt độ trung bình, thường trong vòng 24-28 giờ. Làm sao có thể phân biệt được sản phẩm nung ở nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp? Lấy tay gõ lên vật nếu ấm thanh trong trẻo, giòn tan hơn, dùng trong thuật ngữ gọi là nung chín, thì chính là nung nhiệt cao. Nếu như âm thanh tương đối sống thì chính là nung nhiệt thấp.

Về nguyên liệu, thông thường gỗ cần để trên 3 đến 6 tháng (tránh ấm quá), để dễ cháy, các loại gỗ có thể dùng để làm củi như: nhãn, long nhãn, cây vải, và một số gỗ tạp khác. Ngày nay cây thông được mọi người sử dụng nhiều hơn sở dĩ như vậy là vì cây thông rất giàu nhựa thông, một loại dầu rất dễ cháy, khi nung gốm, sứ người ta thường dùng gỗ thông để đốn củi, không những dễ cháy, giữ được lửa mà nó còn có ưu điểm vượt trội và không thể thay thế đó là có thể đạt được mục đích giữ ẩm cho men. Thông thường để đốt một lò cần khoảng 2,5 tấn củi.

  • Đóng lò

Bước tiếp theo là đóng lò, kết thúc việc đốt lò thì đóng hết các lỗ thoát khí để khí bên trong lò được hoàn nguyên, sau đó để nguội tự nhiên sau khi đã để được khoảng 3 ngày thì có thể mở lò.

  • Mở lò

Khoảnh khắc mở lò chính là khoảnh khắc xao động lòng người nhất, một trong những sức hút quan trọng của nung củi chính là hình dáng của tác phẩm khi nung sau cùng rất khó kiểm soát. Một lò có thể nung mấy trăm cái chỉ có thể tạo ra 2 hoặc 3 cái là hoàn hảo, có độ kết tinh cao trên bề mặt còn lại thì phần lớn là bị biến dạng…

Một số người đã phải bỏ cuộc sau khi nung được một thời gian vì độ thành phẩm cực kì thấp không đủ sản lượng. Lấy ví dụ trong 100 phôi được đưa vào lò nung thì có 2% khả năng sẽ hỏng trong quá trình sản xuất và trở thành phế liệu, 2% sẽ bị hỏng trong quá trình sấy và 2% bị hỏng trong quá trình vận chuyển, 2% bị va đập dẫn đến hỏng trong quá trình xếp vào lò, tỷ lệ thành phẩm chỉ có được 30%. Chính vì lẽ đó nên gốm sứ nung củi luôn luôn có giá trị cao.

Xem thêm về các sản phẩm sứ nung củi của chúng tôi tại: https://www.tita.art/product-category/nghe-thuat-gom-su/

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *