Loại hình sứ phấn thái được cho là xuất hiện vào năm 1713 (Khang Hi thứ 52). Phương Tây hay dùng thuật ngữ famille–rose để gọi dòng đồ sứ này. Trong kỹ thuật chế tác đồ sứ men phấn thái có sự chuyển tiếp màu sắc và độ đậm nhạt rất linh hoạt, cho phép thể hiện được nhiều đề tài hoa mỹ. Ngoài ra sau khi nung lại hoàn thiện (ở nhiệt độ 750 – 850 độ) sẽ thấy bờ cong của men ở giữa chỗ các nét – men màu tiếp giáp nhau, kỹ thuật này công phu hơn lối vẽ hình nhiều màu đơn sắc trên men như kiểu ngũ thái, đấu thái, đồng thời liên kết giữa men màu và phôi sẽ bền hơn.
Thủ pháp vẽ trên sứ phấn thái, kế thừa được đối tượng hội họa truyền thống, bất luận từ nhân vật, sơn thủy, chim hoa đều mang độ nổi , sáng tối rõ ràng, tầng lớp phân minh. Bút pháp trong công bút họa (những bức tranh vẽ đường nét rõ ràng, chi li, phối màu và đường nét đạt đến mức tinh vi, sắc sảo), lại pha trộn sự phóng khoáng lãng mạn của tranh tả ý, thậm chí còn kết hợp tinh hoa của hội họa phương Tây vào tác phẩm. Thủ pháp vẽ và dùng màu của sứ phấn thái cực kỳ phức tạp, riêng dùng bút đã tới hàng chục loại khác nhau, và có yêu cầu rất cao với nghệ nhân.
Reviews
There are no reviews yet.