Việc chế tác Gốm Nhữ ngừng hoạt động sau sự sụp đổ của nhà Tống vào năm 1279.
Lò nung gốm Nhữ ban đầu cũng bị phá hủy hoàn toàn, và tất cả các kỹ thuật đều bị mất.
Mặc dù các triều đại sau đó của nhà Nguyên (1271-1368), triều đại nhà Minh (1368-1644) và triều đại nhà Thanh (1644-1912) đã cố gắng tái tạo, song tất cả đều thất bại.
Trong thời gian 1938-1941, ông Shao-chu Li, một người gốc Nhữ Châu và là người tiên phong ở vùng Nhữ, đã cố gắng xây dựng lại lò gốm Nhữ trên vị trí ban đầu của nó và khôi phục lại men Nhữ. Tuy nhiên, hầu hết những nỗ lực của ông đều không có kết quả. Mặc dù vậy, các thí nghiệm của ông Li đã cung cấp các tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà nghiên cứu sau này.
Năm 1952, khi đó, Thủ tướng Chu Ân lai đã chỉ đạo một nghiên cứu Nhữ Diêu ở cấp quốc gia. Rất nhiều nguồn lực đã đổ vào công trình nghiên cứu đó. Vào năm 1958, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã sản xuất một món đồ Nhữ màu xanh lá cây… Và phải mất thêm rất rất nhiều năm sau đó, màu men “Vũ quá thiên thanh” nổi tiếng của gốm Nhữ mới lại được tái tạo thành công. Tuy nhiên, đa phần Nhữ diêu trên thị trường hiện nay được chế tác theo dạng “trộn màu” chứ không thực sự là “Nhữ diêu”.
Những tác phẩm Nhữ diêu của TITA được tiếp nối, nghiên cứu và chế tác từ đất và men nguyên khoáng mã não quý hiếm tại vùng Nhữ, theo đúng truyền thống. Mục tiêu là đạt được màu men Vũ quá thiên thanh vân phá xứ (bầu trời sau cơn mưa, chỗ mây tan), nửa lam, nửa thanh, lại hơi ánh hồng, vẻ đẹp tinh khiết bóng mịn mềm mại như ngọc.
Tôi là Mai Lệ Mỹ hiện là Manager tại TITA Art, thông qua những tinh hoa của nghệ thuật Á Đông, chúng tôi mong muốn tìm về văn hóa tịnh tâm giữa cuộc sống ồn ào.