Theo dõi chúng tôi trên

Mẫu bàn thờ này được thai nghén cách đây 4 năm, từ khi bắt đầu khởi ý tưởng này, những tiêu chí sau đã hình thành, dù chưa biết phải làm thế nào:

Cần tuân thủ các quy chuẩn của thước phong thuỷ( Đinh Lan, Lỗ ban).
Cần tuân thủ các quy chuẩn về kết cấu mộng gỗ khoa học.
Được sử dụng những vật liệu gỗ được lựa chọn kỹ càng nhất.
Cần mang tỉ lệ cân đối hài hoà về thẩm mỹ của từng bộ phận.
Cần mang hoa văn truyền thống của dân tộc
Cần mang sự trang nghiêm nhưng vẫn giữ sự gần gũi, thân thiện
Cần mang sự mạnh mẽ, khỏe khoắn nhưng vẫn giữ nét tinh tế, chỉnh chu.
Cần được chế tác với sự thành tâm nhất của nghệ nhân.
Một tác phẩm có thể lưu truyền với lịch sử.

Hồi vân

Đường nét hồi vân là các đường ngang dọc liên tục, theo văn hoá dân gian, đó là hoa văn may mắn thể hiện bình an, phúc lộc liên miên không dứt, vân này xuất phát từ đồ đồng thời cổ đại cách đây hàng nghìn năm. Tìm về gốc gác lâu hơn của hồi vân, có một số nhà nghiên cứu cho rằng thể hiện sự tôn kính với sự sinh sôi này nở phát triển giống nòi. Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng hồi vân là thể hiện sự tôn kính đối với nước, vì từ văn hoá Á đông tới cổ Ai Cập, cổ Hi Lạp đều phát hiện thấy hồi vân trong các tác phẩm cổ đại.

Đài sen

Theo Phật giáo, hình tượng đức Phật ngự trên đài sen giảng kinh, ngồi thiền đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người Phật tử. Hình ảnh hoa sen được biểu thị cho đức tính thanh tịnh và giải thoát bởi hoa sen phát xuất sống trong lòng vũng bùn nhơ, mà vẫn tỏa ra được vẻ đẹp tinh khôi và mùi hương thanh khiết. Việt Nam là đất nước có ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo, biểu tượng hoa sen càng được nâng tầm vì vậy biểu tượng đài sen luôn có mặt cùng văn hoá dân tộc Việt trong hoa văn truyền thống.

Linh vật (Thụy thú)

Linh vật sư tử đá này được sử dụng trong những đền chùa thời Lý, ở trên đội một đài sen. Hiện bệ đá tại chùa Hương Lãng, Văn Lâm Hưng yên được bảo tồn tương đối hoàn hảo. Ngoài ra sư tử đá ở đền bà Tấm, Gia Lâm, Hà Nội cũng theo mẫu tương tự, đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Theo Phật giáo, sư tử là hiện thân của sức mạnh trí tuệ.

Vân hoa cuộn

Là một trong những hoa văn truyền thống của văn hoá Á đông, thường lấy từ hoa Sen, Hoa kim ngân, hoa mẫu đơn… sau khi uốn cong hình thành các hình hoa văn phong phú, còn gọi là cuộn thảo vân. Cũng là loại hoa văn truyền thống trong các kiến trúc cổ, có thể trang trí ở bất kỳ đâu, vừa đẹp, vừa thể hiện ngụ ý may mắn, bình an và phúc lộc liên miên không đứt.

Hoa văn chữ thọ

Thọ là một từ hay được dùng với lòng thành kính trong văn hoá Á đông, thể hiện ý nghĩa sinh mệnh dài lâu.

Vân lá chuối

Là một hoa văn nhị phương truyền thống bắt nguồn từ đồ đồng trong văn hoá Á Đông nói chung, cũng là một loại cây thân thuộc với văn hoá Việt Nam nói riêng. Cổ nhân cho rằng chuối là loại cây đông tàn mà hạ sinh, không ngừng phục sinh, những đồ vật mang hoa văn lá chuối sẽ luôn mang trong mình một sức sống mạnh mẽ. Lá chuối to (đại diệp) đồng âm với đại nghiệp, thể hiện thành tựu to lớn trong sự nghiệp.

Chỗ thụt vào của bàn thờ được gọi là cổ, những hạt tròn nối tiếp nhau thể hiện vòng tràng hạt (chuỗi hạt) đeo cổ. Tràng hạt được sử dụng trong Phật giáo để đánh dấu các lần lặp lại khi tụng kinh.

Phương trì

Trì nghĩa là bệ, bậc thường xuất hiện trong các kiến trúc bệ đá cổ xưa, còn gọi là Ngọc trì. Sau này họa tiết này được ứng dụng dần vào các bậc, bệ, chân đế của đồ nội thất, thể hiện sự vững chãi.

 

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *