Chén khải có lẽ là một trà cụ không còn xa lạ gì với những người yêu trà đạo, yêu gốm sứ, công năng sử dụng xuất sắc và thẩm mỹ cao cho bàn trà. Thuở ban đầu Chén khải xuất hiệu ở triều đại nhà Minh (1368-1644) với chức năng đơn giản như một cái bát/chén có nắp đậy để giữ nhiệt, có thể dùng cho cả nước canh, chè hay cháo. Hình thức Chén khải dần được chau chuốt hơn, với những công năng dễ thấy, không lạ gì khi Chén khải dần được ưa chuộng trên khắp thế giới bởi những người sành trà nhất. Chén khải trên bàn trà có thể thay cho ấm – dùng để pha trà, hay có thể thay cho chén – để thưởng trà.
TITA Art trân trọng giới thiệu dòng chén khải mới được chế tác từ chất men trà Diệp mạt với dáng điệu thanh nhã trang trọng mà không cầu kì, miệng chén cong cong, loe nhẹ nhàng để bạn dễ cầm ngay cả khi đã ủ trà trong một thời gian dài hay để dễ dàng hơn khi nước trà tiếp xúc với miệng, thân Chén khải giúp ta dễ quan sát trà khi pha, kiểm soát tốt chất lượng trà, nắp với thiết kế truyền thống vô cùng thích hợp để thưởng hương.
Men Liễu Lãnh Chấp 蓼冷汁 còn gọi là men Trà diệp mạt (bột trà), là một loại men có màu ánh lục, vô cùng quý hiếm, hiệu ứng bề mặt lung linh mà sâu thăm thẳm, thường có những vết băng rạn lớn, có địa vị vô cùng cao trong các chén Thiên mục tại Nhật bản.
Chén khải men trà Diệp Mạt được nung củi theo lối cổ này là trà cụ hoàn hảo để pha nhiều loại trà hảo hạng, đặc biệt chúng tôi thường tin dùng là những loại trà cung cấp hương thơm phức tạp như Ô long hay chính Phổ nhĩ cổ thụ TITA. Trà trong Chén khải trông mới thật tuyệt diệu, chúng ta dễ dàng quan sát được lá trà ngay cả khi trong quá trình pha, điểm khác biệt và nổi trội hơn với khi pha bằng ấm Tử sa. Bàn trà từ đó mà thêm phần thú vị.
Đặc biệt: mỗi Chén khải mà bạn có được trên tay luôn là độc bản. Cùng một mẻ men, cùng tráng men như nhau nhưng tuỳ vào được đặt ở vị trí nào trong lò mà có chiếc bóng hơn, có chiếc óng dịu hơn, có chiếc rạn đều, có chiếc rạn ngang, có chiếc rạn dọc, vết rạn sẽ rõ hơn theo thời gian khi đã ngấm nước trà, đây cũng là một điểm đặc trưng độc đáo khác của dòng men cổ Diệp mạt này, mang lại sự thích thú cho người sưu tập trong hàng trăm năm nay.
Vào thế kỷ 15, Y thánh của Nhật bấy giờ là Manase Dōsan (曲直濑道三 Khúc Trực Lai Đạo Tam) trong buổi tiếp đãi Trà thánh Sen no Rikyū (千利休 Thiên Lợi Hưu) đã dùng chiếc trản thiên mục men Liễu Lãnh Chấp của mình, chiếc trản này hiện vẫn đang được bảo tồn trong viện bảo tàng quốc lập Kyoto.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.