Tử sa nung củi thể hiện đầy đủ vẻ đẹp của tử sa trong nghệ thuật lò củi, là một điểm nhấn đặc biệt của nghệ thuật tử sa.

Trong kỹ thuật nung củi tử sa, người nghệ nhân không thay đổi thành phần, chất liệu và kết cấu của tử sa nguyên khoáng mà thông qua kỹ thuật chế tác, kiểm soát lò nung củi của mình để thể hiện sự đặc sắc của tử sa thông qua nhiệt độ, biến hóa của lò củi, các tác phẩm ra đời thêm phần phong phú, khó có thể sao chép.

Kỹ thuật nung củi tử sa là một trong những kỹ thuật nung cực kì khó và phức tạp của kỹ thuật chế tác tử sa, đòi hỏi người nghệ nhân phải có nghiên cứu chuyên sâu về từng chất liệu tử sa, cùng với kỹ năng và kinh nghiệm dày dặn chế tác cộng với niềm đam mê cống hiến cho nghệ thuật chế tác tử sa mới có thể thực hiện.

Điểm nổi bật của tử sa nung củi là sự thay đổi màu sắc một cách ngẫu nhiên do quá trình tiếp xúc với lửa- nhiệt độ của lò nung củi, không khí trong lò nung, độ “sâu” và “trong” của màu sắc, chuyển biến từ trong ra ngoài, từ điểm này đến điểm khác trên bề mặt tác phẩm.

“Nhất sắc nhập diêu hựu đa sắc xuất diêu” ý nói đưa vào lò củi chỉ một màu nhưng đưa ra khỏi lò là vô số màu sắc – tạo ra một thế giới tử sa nung củi vô cùng đa dạng và độc nhất vô nhị.
Hiếm, khó, độc bản, đầy thách thức chính là những yêu tố khiến cho những tác phẩm tử sa nung củi luôn được giới sưu tầm yêu thích và trân trọng



Cao cấp công nghệ mỹ thuật sư Ưng Tuấn Phong
Thành viên hiệp hội ngành nghề tử sa Trung Quốc
Thành viên hiệp hội gốm sứ Trung Quốc
Sinh năm 1959 tại Cửu Giang, giám đốc điều hành Hiệp hội nghệ nhân Cửu Giang, trước đây thuộc Học viện Mỹ thuật Quảng Châu, Học viện gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Ông là giáo sư kiêm nhiệm nghệ thuật gốm sứ của nhiều trường đại học, trong đó có trường Cao đẳng Nghệ thuật thuộc Đại học Cửu Giang. Các tác phẩm của ông đã giành được nhiều giải thưởng cuộc thi nghệ thuật gốm sứ quốc gia và được bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc và nhiều tư nhân sưu tầm.
Xem thêm các Ấm trà khác của TITA tại: https://www.tita.art/am-tra/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.