Theo dõi chúng tôi trên

Cấu tạo lỗ khí kép chính là bí mật sâu xa nhất của ấm tử sa, đồng thời cũng là “cổng sinh tử” của ấm trà tử sa. Chính kết cấu khí khổng kép mà ấm trà tử sa có độ xốp phù hợp và khả năng hấp thụ cao, có tác dụng hấp thụ, lưu trữ và nâng cao hương vị nhưng lại không gây tạp…dẫn đến đặc điểm nổi trội của tử sa là càng dùng càng nhuận ấm và sáng bóng như ngọc.

Cấu trúc lỗ khí kép nằm bên trong lớp đất nguyên thủy của Tử sa, đảm bảo độ mịn và thoáng khí nhưng cũng không bị thấm nước. Trà khi pha với ấm Tử sa có thể lưu thông với không khí bên ngoài, tạo ra hàm lượng oxy cao.

1. Tại sao đất tử sa lại hình thành kết cấu lỗ kép đặc biệt này

Sở dĩ ấm tử sa có cấu trúc lỗ kép đặc biệt này là do thành phần nguyên thủy của quặng tử sa. Thành phần chính của quặng tử sa bao gồm cát và đất sét. Cát tạo nên kết cấu của cốt ấm, đất sét tạo nên phần bao phủ bên ngoài, giống như “xương thịt liền nhau” để tạo nên hình dáng cơ thể.

Cốt ấm chủ yếu được tạo bởi các hạt thạch anh và các hợp chất silicat. Còn các oxit kim loại có màu hoặc không màu, kali, natri, canxi và các chất hữu cơ khác cấu tạo nên đất sét. Thạch anh có nhiệt độ nóng chảy cao và đất sét có nhiệt độ nóng chảy thấp. Khi nung, đất sét luôn nóng chảy trước. Trong quá trình nóng chảy ở nhiệt độ cao, các gốc cacbonat trong đất sét bị phân hủy, giải phóng khí carbon monoxide và carbon dioxide, tạo thành bong bóng. Các bong bóng kín này được hình thành bên trong và giữa các hạt; khi bong bóng này bị vỡ sẽ hình thành các lỗ chuỗi.

2. Điều kiện xuất hiện khí khổng kép ấm tử sa

Để xuất hiện cấu trúc lỗ kép, nguyên liệu cần có 4 điều kiện:

  • Có các hạt ở nhiệt độ nóng chảy khác nhau
  • Hạt có nhiệt độ nóng chảy gốc có gốc Cacbonat (CO3 hoặc HCO3)
  • Gốc Cacbonat đun nóng ở nhiệt độ cao phân hủy giải phóng khí
  • Độ phân hủy vừa phải để bong bóng tạo thành nhưng không bị vỡ

Để đáp ứng các điều kiện này, chỉ có quặng tử sa nguyên bản, với độ tinh khiết và chất lượng cao mới có, còn đất sét thông thường hoặc đá thông thường thì không.

Ngoài ra, sự hình thành cấu trúc lỗ khí khổng kép của tử sa còn chịu ảnh hưởng của các quá trình phong hóa, rây nghiền khoáng, trộn nước, luyện và ủ đất, nhiệt độ nung…

Bất kì yếu tố nào không đạt chuẩn đều có thể phá hủy cấu trúc kết cấu của tử sa và làm mất đặc điểm cấu trúc lỗ khí khổng kép này.

Các chuỗi lỗ rỗng giữa các khối kết tụ của ấm tử sa có các khe hở lớn, khí có thể đi vào thoát ra qua các lỗ này; các lỗ trong các khối kết tụ bị đóng lại, thủy vực bị chặn lại và các vi khuẩn không thể xâm nhập. Điều này tạo nên đặc điểm được gọi là “thoáng khí và không thấm nước”.

Ấm tử sa chất lượng mới có khí khổng kép (Sưu tầm)
Ấm tử sa chất lượng mới có khí khổng kép (Sưu tầm)

3. Lợi ích của cấu trúc khí khổng kép

Khi pha trà, hương trà sẽ thâm nhập theo các kênh khí khổng hình chuỗi – uốn lượn, các phân tử hương trà sẽ được lưu trữ và hấp thụ vào than ấm, đó là lý do vì sao ấm tử sa càng pha trà sẽ càng giữ được hương thơm. Cũng như vậy, màu sắc của trà cũng được hấp thụ theo thời gian khiến cho màu sắc của ấm thay đổi, càng dung càng nhuận bóng, rất đẹp.

Ấm tử sa (Sưu tầm)
Ấm tử sa (Sưu tầm)

4. Một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh câu hỏi liên quan đến cấu trúc khí khổng kép đặc biệt trong ấm tử sa, rất nhiều người cũng thắc mắc không biết ấm tử sa là gì và có tác dụng như thế nào. Điều này sẽ được Tita Art giải thích như sau:

4.1. Ấm tử sa là gì? 

Ấm tử sa là loại ấm pha trà có nguồn gốc từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc và được làm từ đất sét tím. Trong tiếng Trung, màu tím được gọi là tử, đất được gọi là sa.

Ấm tử sa được làm từ đất sét tím 
Ấm tử sa được làm từ đất sét tím

4.2. Ấm tử sa có tác dụng gì?

Không chỉ là loại ấm pha trà thông thường, ấm tử sa còn là biểu tượng của văn hóa trà đạo. Sở dĩ người sành trà yêu thích sử dụng ấm tử sa là do nó mang lại hương vị trà thơm ngon và hảo hạng nhất.

Ngoài ra. ấm tử sa còn giữ được hương vị trà trong thời gian dài với khả năng chịu nhiệt và giữ nhiệt rất tốt. Ấm dùng càng lâu càng đẹp và sáng bóng, do đó còn được sử dụng với mục đích sưu tầm.

Ấm tử sa 
Ấm tử sa

4.3. Các loại ấm tử sa?

Ấm tử sa được chia ra thành rất nhiều loại tùy theo dáng ấm. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là dáng ấm thạch biều, ấm thủy bình, ấm văn đán, ấm chuyết cầu và ấm tây thi.

Trong đó, ấm thạch biều có phần miệng rộng để dễ dàng pha và tháo xác trà, phần nắp khít, quai cầm cong chắc chắn. Vòi đựng có dạng hình khối để nước trà chảy thành dòng suôn.

Ấm thạch biều
Ấm thạch biều

Ấm thủy bình có kích thước nhỏ, thường được dùng cho các buổi độc ẩm. Thân ấm tròn trịa, quai cong mềm và núm ấm hình viên ngọn. Vòi ấm thẳng và hướng một góc 45 độ so với phần thân.

Ấm thủy bình
Ấm thủy bình

Ấm văn đán có phần vòi ngắn, thân tròn và quai cong xuống dưới. Loại ấm này cho ra dòng trà cong vút, thường bị nhầm với ấm tây thi.

Ấm văn đán
Ấm văn đán

Ấm chuyết cầu được giới sành trà đánh giá cao về tổng thể với phần núm ấm, nắp ấm và thân ấm tạo thành 4 hình tròn theo thứ tự.

Ấm chuyết cầu
Ấm chuyết cầu

Ấm tây thi được ví như vẻ đẹp của người phụ nữ, đặc trưng bởi những đường cong mềm mại. Thân ấm tròn đầy, núm ấm tròn trịa như hình nhũ hoa.

Ấm Tây Thi
Ấm Tây Thi

Xem thêm các ấm tử sa của TITA tại: https://www.tita.art/am-tra/am-tu-sa/

Chia sẻ bài viết: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *